Chắc hẳn bạc là một trong những kim loại không còn xa lạ gì đối với con người, đặc biệt là trong đa dạng các lĩnh vực đời sống. Đây cũng là một tài nguyên quan trọng có khả năng góp phần làm phát triển nền kinh tế. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về kim loại này, Đông Á sẽ chia sẻ và cung cấp những thông tin liên quan như Bạc là kim loại gì? Tính chất lý hóa và đặc trưng như thế nào?Khối lượng riêng của bạcvà ứng dụng quan trọng trong đời sống.
Những điều mà bạn cần biết về khối lượng riêng của bạc
1.Bạc là chất gì?
Trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, Bạc có ký hiệu là Ag, với số hiệu nguyên tử là 47. Bạc là một kim loại màu, chúng thường có giá trị hơn so với các kim loại như đồng hoặc kẽm.
Bên cạnh đó, kim loại này thường tồn tại ở 2 dạng, đó là dạng hợp kim với một kim loại khác và bạc tự sinh (nguyên chất). Hiện nay, phần lớn Bạc được ứng dụng làm sản phẩm phụ của quá trình điều chế vàng, kẽm, chì và đồng.
2.Khối lượng riêng của Bạc
Khối lượng riêng của Ag
Khối lượng riêng được biết đến là mật độ khối lượng của một vật hoặc một đặc tính về mật độ khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật chất đó. Được xác định bằng thương số giữa khối lượng (m) của vật làm bằng chất đó với thể tích (V) của vật.
Trong hệ đo lường quốc tế SI, đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối (kg/m³) hoặc trong gam trên centimet khối (g/cm³). Đồng thời, ta còn có thể xác định được vật đó cấu tạo từ chất gì khi biết khối lượng riêng của một vật, bằng cách đối chiếu với bảng khối lượng riêng của các chất đã được tính toán trước.
Khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm3và trọng lượng riêng là 105000 N/m3. So với các chất khắc thì trọng lượng riêng này cũng không lớn và cũng không nhỏ.
3.Tính chất lý hóa nổi bật của kim loại Bạc
Mỗi kim loại đều sở hữu những tính chất vật lý và tính chất hóa học đặc trưng riêng. Đương nhiên kim loại Bạc cũng vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những tính chất của kim loại này nhé.
Tính chất lý hóa nổi bật của Ag
3.1. Tính chất vật lý
Ag là kim loại có tính mềm, dẻo, dễ kéo sợi và dát mỏng.
Với khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại.
Kim loại này không bị oxy hóa trong không khí kể cả khi bị đun nóng ở nhiệt độ cao.
Nhiệt độ nóng chảy: 960,5 độ C
3.2. Tính chất hóa học
Theo tính chất hóa học, kim loại Bạc là một chất kém hoạt động, nhưng ion Ag+ lại có tính oxi hóa mạnh.
Tác dụng với phi kim:
Khi bị đun nóng ở nhiệt độ cao, bạc cũng không bị oxi hóa trong không khí.
Xảy ra phản ứng với ozon với phương trình phản ứng:
2Ag + O3→ Ag2O + O2
Phản ứng với axit
Do Bạc không thể tác dụng với H2SO4loãng, HCl, nhưng lại có khả năng tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh như H2SO4 đặc, nóng và HNO3:
3Ag + 4HNO3(loãng) → 3AgNO3+ 2H2O + NO
2Ag + 2H2SO4(đặc, nóng) → Ag2SO4+ 2H2O + SO2
4Ag + 2H2S + O2(kk) → 2Ag2S + 2H2O
2Ag + 2HF (đặc) + H2O2→ 2AgF + 2H2O
2Ag + 4KCN (đặc) + H2O2→ 2K[Ag(CN)2] + 2KOH
4.Bạc có vai trò như thế nào trong cuộc sống?
Vai trò quan trọng trong cuộc sống
Với những tính chất nổi bật, Bạc được ứng dụng phổ biến trong đa dạng các lĩnh vực:
Kim loại Bạc được ứng dụng phổ biến trong chế tác đồ trang sức, trang trí, nhờ đặc tính dễ uốn dẻo, trắng sáng và dễ gia công.
Không chỉ vậy, các muối halogen của kim loại này cũng được ưu tiên sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: bạc oxit dùng để làm cực dương của pin đồng hồ, bạc natri dùng trong phim ảnh, bạc clorua sử dụng làm chất kết dính các loại tính và bạc iotua sử dụng để tạo mưa nhân tạo.
Tại 14 quốc gia trên thế giới, bạc được dùng làm vật định giá, có giá trị tương đương với tiền.
Ngoài ra, Ag còn đóng vai trò làm chất khử trùng trong xử lý nước thải.
Kim loại Bạc được dùng trong sản xuất các loại pin có dung tích lớn, que hàn, công tắc điện.
Đồng thời còn là tiếp điểm điện bạc được sử dụng để chế tạo bàn phím máy tính.
Trong sản xuất chất nổ, người ta thường dùng fulminat bạc.
Do sở hữu tính dẻo, dễ uốn, không độc và có tính thẩm mỹ cao nên được ứng dụng làm răng giả trong nha khoa.
Đối với những loại gương cần có độ phản xạ cao thì Ag đóng vai trò làm vật liệu phản xạ ánh sáng.
Bạc mạ cũng được dùng để tăng tính dẫn điện của một số bộ phận trong kỹ thuật tần số radio, dải VHF.
5.Những lưu ý cần biết khi sử dụng kim loại Bạc
Mặc dù, kim loại Bạc đóng vai trò quan trọng và đa dạng trong đời sống. Tuy nhiên, vẫn tồn tại rất nhiều trường hợp Bạc gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người như:
Những lưu ý khi sử dụng kim loại Bạc
Đối với muối bạc AgNO3ở nồng độ 2g có khả năng gây chết người.
Khi tiếp xúc với muois bạc hòa tan, mắt có thể bị tổn thương giác mạc nghiêm trọng.
Trong trường hợp tiếp xúc với da, có thể gây kích ứng, nếu kéo dài thì sẽ dẫn đến viêm da dị ứng.
Nếu hít phải những hợp chất của bạc ở dạng khí và nồng độ cao có thể hôn mê, bất tỉnh, hoặc nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.
Đặc biệt, da, mắt, cổ họng, phổi có thể bị kích ứng khi hít hoặc chạm phải hơi bạc, chất lỏng bạc.
Nếu nuốt phải bạc và các chất từ bạc sẽ xuất hiện những triệu chứng như dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa…
Qua bài viết này, Đông Á đã chia sẻ kiến thức hữu ích liên quan đến kim loại Bạc. Đồng thời giải đáp những câu hỏi nhưKhối lượng riêng của Bạclà gì? Tính chất lý hóa và ứng dụng của kim loại này trong đời sống. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về kim loại này.